Nguồn gốc phở gia truyền Nam Định

Làng phở Giao Cù (nay gồm 3 thôn: Giao Cù Thượng, Giao Cù Trung và Vân Cù của xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) nằm ngay sát đường Tỉnh lộ 490C. Đây là quê hương của những quán phở truyền thống ngon nhất nhì Hà Thành. Với thương hiệu lâu đời, quán phở gia truyền Nam Định đã trở thành thứ làm nên nét đặc trưng văn hóa không thể lẫn và trở thành đặc sản nổi tiếng.

Gia tộc nấu phở lâu đời

Người dân làng Giao Cù nấu phở từ đầu thế kỷ 19. Người này dạy người kia, dần dần cả làng biết làm phở. Từ đó đến nay, phở đã trở thành nghề truyền thống của người Giao Cù, mà ngày nay ta vẫn quen gọi là phở gia truyền Nam Định.

Từ những năm 1930-1940, phở gia truyền Nam Định du nhập vào Hà Nội và dần có mặt trong các khách sạn nổi tiếng như Thống Nhất, Kim Liên,, La Thành.

Món phở bò tái
Món phở bò tái

Phở gia truyền chuẩn

Phở gia truyền Nam Định ở Hà Nội luôn là một món ăn được ưa thích: sáng ăn phở, trưa ăn phở và tối đến cũng rủ nhau đi ăn phở. Phở gia truyền Nam Định đã bám rễ ở Hà Nội cả trăm năm nay.

Nét đặc trưng của phở gia truyền hiện rõ trong nước phở: Nước vừa trong lại vừa ngọt. Từng miếng thịt cũng được thái những lát rất mỏng và đều. Thịt vừa ngọt, vừa nhũn lại vừa mềm… rất hấp dẫn. Nhấm nháp những ngụm nước phở cuối cùng trong bát sẽ cảm nhận ra một mùi nước mắm vừa mặn nồng vừa thơm thơm trong miệng.

Nét độc đáo của phở gia truyền Nam Định

Món phở bò Nam Định
Món phở bò Nam Định

Nước mắm trong phở cũng là một nét độc đáo của phở gia truyền Nam Định. Nếu khéo chế biến sẽ làm cho nước phở dậy mùi đặc trưng, nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Làm phở thông thường đơn giản thôi, nhưng để làm được bát phở ngon theo đúng nghĩa phở gia truyền phức tạp và vất vả. Người làm nghề luôn phải dậy từ 1-2 giờ sáng để chuẩn bị.

hiện nay ở Hà Nội có rất nhiều loại phở “nhái” tự treo biển “Phở gia truyền Nam Định” để câu khách. Nhiều khách hàng ít ăn phở, hoặc chưa ăn phở gia truyền chính cống không thể phân biệt.

Nhưng với những ai đã từng ăn phở Nam Định, họ sẽ phát hiện ra ngay, bởi mùi vị và màu nước phở nhái rất khác phở gia truyền chuẩn Nam Định. Có một số người vì cái lợi trước mắt nên đã đốt cháy nhiều công đoạn trong quá trình làm phở, khiến cho bát phở không còn là phở truyền thống nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *